Hành trang du học Nhật Bản

Chuẩn bị hành trang là công đoạn vô cùng quan trọng, quyết định sự suôn sẻ và thành công của chuyến du học. Hãy cùng khám phá những hành trang của du học sinh Nhật Bản trong bài viết dưới đây nhé!           

1. Nắm rõ quy định về hành lý của Hãng hàng không – Chuẩn bị hành lý đi Nhật

Hành lý đi Nhật được mang theo khi bay gồm 2 loại:

  • Hành lý ký gửi (Check-in Luggage): là hành lý đi cùng chuyến bay với bạn nhưng được để ở khoang hành lý riêng. Các kiện hành lý ký gửi sẽ được tiếp nhận và chuyển lên máy bay khi bạn làm thủ tục check-in tại sân bay.
  • Hành lý xách tay (Carry-on Luggage): là loại hành lý được phép mang theo trong khoang hành khách của máy bay.

CHUẨN BỊ HÀNH LÝ DU HỌC HÀN QUỐC - KINH NGHIỆM PACK HÀNH LÝ TỪ A-Z

Quy định về kích cỡ, trọng lượng của mỗi loại hành lý phụ thuộc vào hãng hàng không và hạng vé của bạn.

Vấn đề phát sinh nhiều nhất là cân nặng hành lý vượt quá trọng lượng cho phép. Bỏ bớt đồ lại thì vừa tiếc, vừa mất thời gian. Mua thêm hành lý thì chi phí phát sinh rất cao. Do vậy, hãy kiểm tra thật kỹ thông tin vé mình đã đặt. Tuyệt đối không mang tâm lý cầu may rằng “chỉ vượt 1,2kg thì vẫn được”.

2. Hồ sơ, giấy tờ bắt buộc phải mang theo

Chi tiết hồ sơ du học Nhật Bản gồm những gì?

  • Hộ chiếu
  • COE/ Tư cách lưu trú
  • COA/ Giấy phép nhập học
  • Tiền mặt: đây là “giấy tờ” hết sức quan trọng. Nếu được thì bạn nên mang tầm 150,000 ~ 200,000 yên để chi tiêu sinh hoạt trong thời gian đầu.
  • Ảnh thẻ: chụp ảnh lấy ngay bên Nhật không rẻ, khoảng 700 yên. Do đó bạn có thể chụp tại Việt Nam (khoảng 20 tấm ảnh 3×4 nền trắng). 
  • Vé máy bay: khi làm thủ tục check-in tại sân bay, bạn sẽ được phát thẻ lên máy bay (boarding pass). Hãy giữ cẩn thận để có thể lấy thông tin điền vào tờ khai hải quan khi nhập cảnh nhé!
  • Vở, bút viết:
      – Nên mang ít nhất một chiếc bút bi để điền form ở sân bay nếu cần
    – Một quyển sổ tay để ghi chú ở sân bay
    – Một quyển sổ viết dùng trong những ngày đầu đi học.
      – Còn lại, bạn có thể mua thêm ở các cửa hàng 100 yên khi đến Nhật. Tại đây có rất nhiều mẫu mã đẹp mà còn rẻ nữa.

3. Kinh nghiệm chuẩn bị trang phục – hành lý đi Nhật

3.1. Quần áo ấm

Với những bạn nhập học kỳ tháng 7 thì không cần mang theo quần áo ấm cũng được.

Với những bạn nhập học kỳ tháng 4: chỉ cần mang theo một vài chiếc áo khoác/ len mỏng. Vì lúc này tại Nhật trời đã ấm hơn với nhiệt độ trung bình từ 18-21.

Với những bạn nhập học kỳ tháng 10 hay tháng 1: cần mang theo áo khoác/ áo len dày để giữ ấm. Tuy nhiên, do nhiệt độ vào mùa đông ở Nhật giảm rất sâu nên cần có các loại quần áo đặc thù. Quần áo ở Việt Nam mang sang sẽ không đủ để giữ ấm, mà giá các loại trang phục giữ ấm tại Nhật không đắt, nên các bạn có thể sang Nhật mua thêm. 

3.2. Áo thun, đồ lót, quần áo mỏng, trang phục mặc hằng ngày

Cần mang đủ nhiều để có thể thay thường xuyên được trong khi chúng cũng không chiếm nhiều không gian.

Du học Anh cần mang theo gì? Hành lý du học anh chi tiết

3.3. Bộ vest đen (với các bạn nam), bộ áo dài (với các bạn nữ):

Đây là trang phục rất cần thiết. Trong các buổi khai giảng hay tổng kết năm học, các bạn thường sẽ mặc trang phục truyền thống của nước mình. Có sẵn một bộ vest hoặc áo dài thì các bạn không cần phải mua hay may thêm khi sang Nhật. Chi phí may vest tại Nhật cũng rất đắt.

3.4. Vớ (tất)

Nếu còn thừa nhiều hành lý thì nên mang theo. Nếu không thì bạn cũng có thể mua tại các cửa hàng 100 yên sau khi đến Nhật.

3.5. Giày dép

Có thể mang số lượng tùy vào trọng lượng hành lý còn trống của mình.

  • 1 đôi dày da (với bạn nam); giày da đế cao 2-3 cm (với các bạn nữ) để phục vụ cho lễ khai giảng.
  • 1 đôi dép đi trong nhà để sử dụng ngay ngày đầu đến Nhật.

4. Checklist đồ chăm sóc, vệ sinh cá nhân có thể mang theo.

Hành trang du học không thể nào thiếu những đồ dùng chăm sóc, vệ sinh cá nhân:

  • Kem đánh răng, dầu gội, dầu xả: nên mang tuýp hay chai loại nhỏ nhất cho nhẹ và đỡ tốn chỗ.
  • Bàn chải đánh răng, dụng cụ vệ sinh tai, kéo tỉa lông mũi, dao cạo râu: mang theo mỗi thứ 1 cái.
  • Khăn tắm, khăn mặt: mỗi loại 1 chiếc.
  • Băng vệ sinh: chỉ nên mang số lượng đủ dùng cho tháng đầu tiên sau khi đến Nhật.
  • Các đồ vệ sinh thân thể mà bạn thường dùng: nên mang theo lượng đủ dùng 1 ~ 2 tuần đầu.
  • Thuốc, đồ dùng sức khỏe: thuốc cảm cúm, thuốc tiêu hóa, dị ứng, ho, sốt mà bạn thường dùng với số lượng vừa phải (đủ dùng trong 2 – 3 tháng).

10 mẫu túi đựng đồ cá nhân cho nam nữ mẫu mới 2020

5. Đồ ăn, thức uống được phép mang theo đến Nhật

5.1. Đồ ăn

Đừng cố gắng mang thật nhiều mì ăn liền hoặc các loại thực phẩm chế biến sẵn khác. Bởi lẽ thực phẩm tại Nhật cũng có nét tương đồng với thực phẩm Việt Nam. Bạn có thể mua chúng dễ dàng ở các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, gần đây, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản cũng có nhiều quy định chặt chẽ hơn cấm nhiều mặt hàng thực phẩm khi nhập cảnh.

5.2. Đồ uống

Không nên mang theo vì ở Nhật đồ uống chất lượng rất cao và giá rất rẻ. 1 lít nước cam hay táo là 100 yên, 1 lít sữa là 100 yên, rẻ gấp 2 – 3 lần giá cả tại Việt Nam. Ngoài ra, từ ngày 01/05/2016, Chính phủ Nhật Bản đã nghiêm cấm tuyệt đối khách nhập cảnh không được mang theo bất kỳ chất lỏng gì, ngoại trừ:

  • Thuốc chữa bệnh (Ghi rõ họ tên, địa chỉ của bác sĩ và hành khách)
  • Sữa, đồ ăn cho trẻ sơ sinh (Có trẻ sơ sinh cùng đi)
  • Các loại đồ uống, rượu, nước hoa, mỹ phẩm,… mua tại các cửa hàng trong sân bay

Có được mang đồ ăn lên máy bay không? Thực phẩm đóng gói có được mang lên  máy bay?

Trên đây là những thứ thiết yếu trong hành trang du học tới Nhật Bản. Để có thể biết thêm thông tin và có lộ trình đi du học cụ thể, hãy liên hệ ngay với ISAT EDU để được hỗ trợ và tư vấn nhé!

Liên hệ ngay với ISAT EDU qua:

Hotline 096 138 46 88

Email isatedu.jsc@gmail.com

Fanpage: ISAT EDU

Bạn muốn du học?

Hãy trao đổi với chuyên gia tư vấn ngay .

Tư vấn chuyên gia

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi
Đối tác

Bạn muốn trở thành đối tác của chúng tôi

Vui lòng liên hệ: info@isat.edu.vn

Subscription Form