QUY ĐỊNH LÀM THÊM CỦA DU HỌC SINH NHẬT

                       

Trong thời gian đầu đến Nhật Bản, rất nhiều bạn du học sinh có mong muốn sớm tìm được một công việc làm thêm để hỗ trợ phần nào chi phí sinh hoạt và học tập. Vậy bạn đã nắm rõ quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản chưa?

1. Quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản

Để có thể làm thêm trong thời gian học tại Nhật, các bạn du học sinh cần phải tuân thủ 2 điều cơ bản nhất: có tờ khai xin làm thêm và không làm quá số giờ được cho phép.

1.1 Tờ khai xin làm thêm – Giấy tờ cần thiết khi làm thêm

Theo quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản thì tờ khai xin làm thêm là một trong những yêu cầu bắt buộc, nếu có bạn mới được phép làm thêm.

Tờ khai làm thêm là 1 trong 3 loại giấy tờ bắt buộc mà các bạn du học sinh cần điền để hoàn thành thủ tục nhập cảnh vào Nhật Bản. Tờ khai này du học sinh có thể chuẩn bị tại nhà hoặc được phát tại sân bay.

Thông tin được điền theo các số từ (1) đến (6) như trong ảnh sau:

(1) Quốc tịch

(2) Ngày tháng năm sinh

(3) Họ tên và chữ viết in hoa không dấu.

(4) Chọn giới tính bằng cách khoanh tròn vào giới tính của mình.

(5) Chữ ký.

(6) Ngày tháng năm nộp giấy phép làm thêm.

Sau khi điền tờ khai xin làm thêm, du học sinh sẽ nộp lên Cục quản lý xuất nhập cảnh cùng giấy chứng nhận sinh viên và thẻ ngoại kiều. Thường thì sẽ phải đợi 2 tuần để có chứng nhận được phép đi làm thêm, tuy nhiên để xin giấy chứng nhận này thì hoàn toàn không mất phí.

1.2 Số giờ được phép làm theo quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản

Các bạn du học sinh cần ghi nhớ một điều quan trọng là chỉ được phép làm thêm từ 28 tiếng/tuần trở xuống. Tùy theo công việc mà số buổi đi làm trong tuần và số giờ làm trong ngày sẽ khác nhau, nhưng bắt buộc không được làm quá 28 giờ/tuần. Đối với các kỳ nghỉ thì sẽ được phép làm nhiều giờ hơn khi có sự cho phép từ phía trường học, thường lên tới 40 giờ/tuần.

2. Hình phạt nếu làm trái quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản

Theo quy định, các bạn du học sinh chỉ có thể làm thêm 28 tiếng/tuần, nhưng vẫn có nhiều trường hợp làm thêm quá thời gian được cho phép. Có những bạn vì mải mê đi làm mà bỏ bê việc học, dẫn đến việc thành tích học tập kém và thời gian đi làm lên đến 40 tiếng/tuần.

Việc vi phạm này sẽ dẫn đến:

– Không được gia hạn thời gian lưu trú

– Không được đổi tư cách lưu trú để đi làm tại Nhật sau khi tốt nghiệp

Vì sao du học sinh làm quá số giờ quy định bị Cục phát hiện?

Khi bất kỳ du học sinh nào xin gia hạn thời gian lưu trú, Cục quản lý  xuất nhập cảnh sẽ điều tra thông tin về thu nhập và thành tích học tập của người đó khi yêu cầu nộp Hồ sơ học tập, Giấy chứng minh thuế, Bảng lương chi tiết, Sổ ngân hàng copy 3 tháng gần nhất. Khi Cục nhận thấy sự bất thường sẽ yêu cầu nộp cả Bản sao sổ lương có kê khai chi tiết hơn so với bảng lương. Nếu tỷ lệ chuyên cần thấp, thành tích học tập kém và thu nhập cao không có lý do chính đáng, Cục sẽ có những biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt.

3. Mức lương làm thêm và những công việc làm thêm phổ biến ở Nhật Bản

Tùy vào khu vực sinh sống mà mức lương cơ bản và các công việc sẽ có sự khác biệt. Hãy cùng Jellyfish điểm qua mức lương thông thường và các công việc phổ biến dành cho du học sinh nhé! 

3.1 Mức lương làm thêm tại Nhật

Hiện tại, theo quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản thì chưa có mức lương cụ thể chung cho các khu vực hay công việc. Mức lương tối thiểu 1 giờ làm thêm tại Nhật sẽ có chênh lệch dựa vào khu vực, thời gian làm và loại hình công việc. Ví dụ như ở những thành phố lớn hay khu vực trung tâm như Tokyo thì lương theo giờ sẽ cao hơn Nagoya hay Nagasaki. Bên cạnh đó, lương ca đêm thông thường sẽ cao hơn lương ban ngày.

Lương tối thiểu theo giờ900 yên/giờ
Số giờ làm thêm/tuần28 giờ
Số giờ làm thêm/tháng112 giờ
Lương tháng100.800 yên (~22 triệu VND)

Vào kỳ nghỉ, DHS có thể làm việc với số giờ gấp đôi nên mức thu nhập tối đa có thể lên tới ~200.000 yên/tháng (khoảng 43.7 triệu đồng).

3.2 Những công việc làm thêm phổ biến tại Nhật

Có rất nhiều công việc làm thêm dành cho du học sinh tại Nhật với các yêu cầu cũng như mức lương khác nhau. Dưới đây là 6 công việc làm thêm phổ biến nhất dành cho du học sinh:

  • Nhà hàng

Làm thêm tại các nhà hàng, quán ăn có lẽ là công việc phổ biến nhất đối với các học sinh quốc tế. Tại đây có rất nhiều vị trí, phù hợp với các bạn tiếng còn yếu cho tới các bạn vững tiếng.

Trong nhà hàng sẽ chia làm 2 bộ phận: キッチン (kitchen/nhà bếp) và ホール (hall/ngoài sảnh) tùy vào trình độ tiếng Nhật của bạn.

  • Cửa hàng tiện lợi

Ở nhật, cửa hàng tiện lợi (コンビニ/combini) có ở khắp mọi nẻo đường. Do vậy, nhu cầu tuyển nhân viên của họ rất cao. Để làm ở combini, bạn cần phải có vốn tiếng Nhật đủ để giao tiếp và sự linh hoạt để ứng phó với nhiều tình huống. 

Ngoài ra, vì combini ở Nhật mở cửa 24/7, các bạn học sinh có thể đăng ký làm ca đêm với mức lương cao hơn bình thường. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý chỉ nên nhận ca đêm vào cuối tuần để hạn chế ảnh hưởng đến việc học tập.

  • Siêu thị

Có thể nói, công việc ở siêu thị có nhiều điểm tương đồng với làm việc ở combini. Điểm khác biệt là nhân viên siêu thị thường chỉ chịu trách nhiệm một mảng nhất định thay vì quán xuyến nhiều việc như ở combini.

  • Làm trong các xưởng sản xuất

Đây cũng là một công việc rất phổ biến đối với các bạn du học sinh khi mới sang Nhật và tiếng Nhật còn yếu. Công việc tại xưởng nhìn chung không quá vất vả nhưng có thể gây nhàm chán vì lặp đi lặp lại một công việc.

Có nhiều mặt hàng khác nhau tại các xưởng sản xuất như cơm hộp bento, hoa quả, rau, báo.

  • Phát báo

4. Quy tắc và cách ứng xử khi làm thêm tại Nhật Bản

Bên cạnh việc nắm rõ các quy định làm thêm của du học sinh Nhật Bản, bạn cũng nên chú ý đến một số quy tắc và cách ứng xử trong quá trình học tập, làm việc tại đây. Dưới đây là một số quy tắc quan trọng giúp bạn ghi điểm trong mắt người Nhật.

4.1 Quy tắc ứng xử khi làm thêm

– Tuân thủ chặt chẽ thời gian làm việc, tuyệt đối không đi muộn. Ở Nhật, bạn đi muộn dù chỉ 1 giây thôi cũng là đi muộn rồi.

– Không được vắng mặt trong ngày làm việc mà không thông báo trước. Việc vắng mặt không có lý do này có thể khiến bạn bị đuổi việc.

– Nếu vì lý do nào đó dẫn đến việc đi muộn thì cần thông báo trước càng sớm càng tốt.

4.2 Quy tắc chào hỏi cơ bản

– Luôn chào người khác bằng khuôn mặt tươi tỉnh

– Luôn chủ động tích cực

– Chào hỏi tất cả mọi người

– Duy trì trạng thái tích cực và việc chào hỏi mỗi ngày

Bạn muốn du học?

Hãy trao đổi với chuyên gia tư vấn ngay .

Tư vấn chuyên gia

Có thể bạn quan tâm

Báo chí nói về chúng tôi
Đối tác

Bạn muốn trở thành đối tác của chúng tôi

Vui lòng liên hệ: info@isat.edu.vn

Subscription Form